Ung thư vòm mũi họng
Ung Thư Vòm Mũi Họng
Nguyên Nhân, Chẩn Đoán và Hướng điều Trị
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì xếp hạng ung thư ở Việt Nam vào tốp 2. Riêng đối với ung thư vòm mũi họng nếu tính chung trên thế giới thì đứng hạng 24-25 trong tất cả các loại ung thư.
1. Tổng quan về Ung thư vòm mũi họng
Ung thư vòm mũi họng (naso-pharyngeal-carcinoma) là khối u ác tính xuất phát từ lớp biểu mô phủ vùng vòm mũi họng.
2. Tình hình Ung thư vòm mũi họng
Ở độ tuổi khoảng 30-50 là thường gặp nhất, nơi thường gặp là các nước ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Các nước Âu Mỹ thì tỉ lệ ung thư vòm mũi họng rất là thấp và đặc biệt là ở nước Bắc Phi thì cũng có tỉ lệ ung thư vòm mũi họng nhất định đặc trưng là thường gặp ở trẻ em.
Đối với ung thư vòm ở việt nam thông thường tỉ lệ chiếm khoảng 3-4 người mắc phải trên 100.000 dân.
Theo thống kê của hội phòng chống ung thư thế giới thấy rằng đa phần chiếm 80% ở các nước Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, phần còn lại ở các nước Bắc Phi và Âu Mỹ rất là thưa thớt ở bệnh lý này.
3. Nguyên nhân gây Ung thư vòm mũi họng
Đến nay đã có nhiều nguyên cứu qua thời gian dài vẫn chưa xác định chính xác một nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên nhìn chung có một số lý do nhiều khả năng dẫn tới ung thư vòm mũi họng có 3 yếu tố liên quan: Gen , Virus Epstein- Barr (EBV), Môi Trường : tiếp xúc hay ăn uống chứa thành phần Nitrosamine (có trong các chất đạm-protein lên men) cá muối, thịt hun khói lên men chua, rượu bia. Các hơi khói độc hại, thuốc lá, hóa chất, phẩm màu độc hại, tia phóng xạ…
4. Chẩn đoán Ung thư vòm mũi họng
4.1. Chẩn đoán xác định
Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu thể ung thư biểu mô không biệt hóa chiếm trên 90%.
4.1.1. Chẩn đoán lâm sàng
Phát hiện triệu chứng cơ năng đa phần các triệu chứng mượn, biểu hiện ở một bên: Đau nửa đầu, nghẹt mũi, ù tai cùng bên, chảy máu mũi hay khịt khạc ra máu.
Nội soi Tai Mũi Họng đánh giá tổn thương u nguyên phát (T) ở vòm – mũi họng , mức độ ảnh hưởng qua bán tắc vòi nhĩ ở tai.
Khám hạch cổ tìm di căn hạch vùng (N).
Khám các dây thần kinh sọ não phát hiện liệt khi u lan rộng thâm nhiễm vùng và chân bướm hàm đáy sọ.
Thăm khám toàn thân một cách hệ thống phát hiện di căn hạch, gan lách, phổi, xương…
4.1.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Sinh thiết khối u vòm để chẩn đoán xác định.
Sinh thiết hoặc chọc hút làm tiêu bản tế bào để chẩn đoán hạch cổ di căn
Chụp CT scaner, hoặc MRI sọ mặt – mũi xoang – vòm để đánh giá mức độ lan tỏa tổn thương u vòm vào mũi xoang, đáy sọ, hố chân bướm hàm… Siêu âm hệ thống hạch vùng cổ, ổ bụng gan, lách… phát hiện di căn
Chẩn đoán các di căn bằng PET/CT mô bệnh học.
Xét nghiệm cơ bản để đánh giá thể trạng chung
4.2. Chẩn đoán phân biệt
Các khối u lành tính (u xơ, polyp xơ hóa…), u ác tính khác (Lymphomalin, Sarcom…), và Các u nơi khác (mũi xoang, đáy sọ…) di căn đến vòm mũi họng.
4.3. Chẩn đoán giai đoạn TNMS
T: Khối u nguyên phát (T 1, 2, 3, 4)
N: Hạch (N 1, 2, 3)
M: Di căn xa (M – / M+)
S: Giai đoạn (S I, II, III, IV)
5. Phác đồ điều trị Ung thư vòm mũi họng
5.1. Nguyên tắc điều trị
Tia xạ là phương pháp chủ yếu.
Hóa chất phối hợp với tia xạ.
Phẫu thuật rất hạn chế tác dụng.
5.2. Hướng điều trị
Tia xạ: chủ yếu là khối u nguyên phát và hạch cổ di căn, áp dụng cho tất cả các giai đoạn bệnh.
Hóa chất phối hợp với tia xạ: áp dụng điều trị đồng thời làm tăng sự nhạy cảm với tia xạ của tế bào tổ chức u, tăng khả năng kiểm soát tại chỗ và di căn xa vi thể, phác đồ này đòi hỏi bệnh nhân có chỉ số toàn trạng tốt.
Phẫu thuật lấy bỏ u vòm hay nạo vét hạch cổ có vai trò rất hạn chế, chỉ được áp dụng cho một số trường hợp còn tồn dư sau tia xạ – hóa chất, hoặc tái phát và kháng lại với hoá chất – tia xạ.
6. Một số cách phòng bệnh Ung thư vòm mũi họng
Quan trọng nhất là phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Cần phải điều trị triệt để các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng.
Hạn chế ăn uống các thức ăn để lâu, lên men chua, có Nitrosamine.
Trả lời